• Ưu đãi về giá
  • Uy tín, chất lượng
  • Vận chuyển toàn quốc
Hotline hỗ trợ 0913985808

Máy bơm nước tăng áp và cách lắp đặt

Với sự phong phú và đa dạng các loại máy bơm nước tăng áp, người dùng rất khó để chọn mua được một cái máy phù hợp cho gia đình. Trong khi bản thân nhiều người dùng vẫn còn nhầm lẫn trong việc sử dụng cũng như tính năng hoạt động của chúng.

may bom nuoc tang ap va cach lap dat hinh anh 2
Máy bơm nước tăng áp và cách lắp đặt

1. Tính năng chính của máy bơm nước tăng áp:
Sử dụng để gia tăng áp lực đường ống, tất cả các dòng máy tăng áp đều là tự động.
Có hai loại bơm tăng áp:
Tăng áp thường(cơ): Sử dụng bằng rờ le để ngắt điện.
Tăng áp điện tử: Sử dụng mạch điện tử để ngắt điện.
Năng lượng mặt trời (sử dụng bầu tăng áp inox).
Theo như ta đã biết máy bơm tăng áp là loại máy bơm tự động, dùng để tăng áp lực đường ống khi có bất kì 1 van trong ống được mở. Các gia đình có đường ống nước yếu rất thích hợp để sử dụng loại này.
Một số loại máy bơm nước tăng áp được sử dụng hiện nay như: Máy bơm tăng áp Panasonic, Máy bơm tăng áp NTP, Máy bơm tăng áp Giếng Nhật, Máy bơm tăng áp THT,..

2. Cách lắp đặt:
Trong quá trình lắp đặt cần chú ý những điểm sau:
Chọn loại máy bơm phù hợp như chọn máy theo chiều cao căn nhà để chọn được thông số “Cột áp/đẩy cao” phù hợp.
Xem xét tính toán theo nhu cầu sử dụng nước của từng thành viên trong gia đình tính tổng nhu cầu sử dụng tồng thể để chọn thông số “lưu lượng” phù hợp.
Dựa vào kích thước đường ống hiện tại gia đình đang dùng và kích thước đường ống máy để lựa chọn mua “Ống tăng” hay “Ống giảm”.

3. Quá trình lắp đặt:
Nối đường ống từ bồn nước vào máy, chú ý kích thước đường ống và kích thước đầu vào của máy để gắng cho vừa nhau.
Gắng đường ống phân phối nước vào đầu ra của máy.
Khi cắm điện để cho máy hoạt động và tiến hành mở thử van nước để kiếm tra máy hoạt động ổn định không.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng máy bơm nước tăng áp cần phải đảm bảo nước ở trên bồn luôn đầy đủ không được hụt hiếu, để tránh trường hợp để máy sẽ chạy liên tục sẽ gây lãng phí điện, làm nóng máy bơm dễ dẫn đến trường hợp hư hỏng máy.